sss

ssss

Phương pháp luyện chào mào hót hay

Trong mấy năm gần đây phong trào chơi chim chào mào rất mạnh, người chơi chim chào mào càng ngày càng đông lên và gia nhập thú vui tao nhã này. Sáng sớm mang chim ra trường dãi dợt,  chiêm ngưỡng những chú chim chào mào thi nhau hót.


Bài viết này chỉ dành cho những người mới chơi, những bạn có kinh nghiệm rồi thì cũng đừng chê cười mình gì nhé. Nếu thấy bất kỳ chỗ nào thiếu sót thì góp ý để mình bổ sung cho hoàn thiện nhé.

1. Khâu lựa chọn chim để thi đấu cần hợp lý.


 Phương pháp luyện chim chào mào hót hay


Trước tiên các bạn cần phải có một con chào mào đã. Nếu chưa có thì đi mua hoặc bằng cách nào đó để sở hữu nhé. Nếu mua thì các bạn cố gắng tìm mua một con vừa mắt một xíu nhé, vì phần này mình sẽ không đề cập đến việc chọn chim, nếu các bạn muốn chọn chim thì hãy đọc bài viết chọn chim chào mào đẹp.

2. Nên nuôi tốt ở nhà.
Nuôi tốt nó ở nhà có nghĩa là trong khoảng thời gian nuôi tại nhà chúng ta phải chăm sóc bằng cách cho ăn uống, trái cây, cào cào châu chấu, tắm rửa ngủ nghỉ đều đặn. Một thời gian thì chú chim có biểu hiện sung mãn, siêng hót, chăm sổ, thái độ linh hoạt, nhanh nhẹn, nếu thỉnh thoảng có những giọng éc hay ché nữa thì tuyệt vời luôn. Lúc này thì các bạn hãy lựa một ngày đẹp trời nào đó cho em nó đi trường để không thua thiệt bạn bè đồng loại.

3. Mang ra trường thi đấu để thi. 


 Có rất nhiều bạn mới chơi khi mang chim ra trường thì treo thật xa, trùm kín áo lồng lại mà không hở ra một xíu nào cả. Mình khuyên các bạn là không nên làm như vậy, những con đi trường lần đầu thì các bạn cứ mạnh dạn mở áo lồng ra và treo lên giàn nơi có những con yếu. Vì trường chim lúc nào cũng có 2 khu, 1 khu cho chim chiến và 1 khu dành cho chim yếu. Cứ mạnh dạn treo nó lên để cho nó làm quen với trường trại và xem đồng loại nó chơi như thế nào. Đừng bao giờ trùm kín treo xa nó cả, các bạn làm như vậy thì đừng ngạc nhiên vì sao con chim nó bị ngước, ngoái và búng lui. Vì khi các bạn trùm áo lồng lại thì con chim ở bên trong nó sẻ bị ức, tức và tự nhiên nó sẽ sinh tật lỗi thôi.

Mang ra trường trại để dợt Điều đầu tiên là các bạn cần phải ngắm nghía và chọn được 1 – 2 trường để dợt em nó nhé, theo mình thì 2 trường mới hợp lý. Mục đích của việc chơi nhiều trường là để đề phòng con chim chăm trường. Có trường hợp nhiều con đem đến trường quen thuộc thì nó chơi như cái máy, nhưng khi đem đến trường lạ là nó không hề chơi, suốt cả buổi xỉa lông, đi ăn uống và tắm nắng.

Nếu gặp con chào mào bổi già rừng thì ngay từ lần đầu tiên đi trường ít nhiều nó sẻ có thái độ và sẻ đấu lại chim lạ nếu như bạn chăm sóc tốt, lúc này nó sẽ xoè đuôi, thậm chí là ché nữa, nhưng thời gian là không lâu. Nhưng không sao cả, đây là một điều tốt và là một tín hiệu khả quan rằng con chim nó đã chịu trường, khi nó đã chịu trường rồi thì sớm muộn gì nó cũng không phụ công chăm sóc của bạn đâu. Từ từ nó sẻ làm bạn hài lòng ở những lần đi trường lần sau.
 Đối với những con không phải bổi già thì xác suất nó sẻ không chơi rất cao, lúc này nó sẻ ngơ ngác nhìn quanh, không sao hết, cứ để nó làm quen nhưng các bạn nên nhớ là hãy treo nó ra biên, vì biên là nơi ít áp lực chim nhất, hoặc cũng có thể treo nó cách xa ra khoảng cỡ 1m để nó có thể làm quen và xem đồng loại nó thể hiện tài năng. Riêng với thể loại này thì các bạn cứ cố gắng chịu khó nhé. Những con mới đi trường dù đã chịu trường hay không chịu trường thì các bạn cũng tuyệt đối không nên kẹp với chim dữ khi ra trường. Nên chọn những còn ngang cơ với nó hoặc thấp hơn nó 1 xíu để nó có đủ tự tin hót đấu lại nhé.

4. Thời gian dợt ở trường

Trong quá trình mang chim đi thi cũng nên đi nhiều trường để đề phòng trường hợp chào mào chăm trường, chỉ chơi trường quen và không chơi trường lạ. Trường hợp này đã có rất nhiều anh em nghệ nhân gặp phải và phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục nhược điểm này. Cho nên các bạn cũng cần lưu ý điểm này nhé.

Các bạn cũng nên chú ý là luyện nó 2 lần/tuần là hợp lý, khoảng cách cho nó khoảng 3 ngày là vừa đẹp, mỗi lần khoảng 1h thôi, không dợt nhiều nhằm tránh tình trạng lờn và nhảo chim. Ráng dành ngày chủ nhật để dợt em nó là tuyệt vời, vì ngày chủ nhật thì thường trường chim rất đông, đây là điều kiện lý tưởng để nó tiếp xúc, làm quen với môi trường mới. Cứ như vậy trong vòng 1 tháng thì con chim của các bạn sẽ tiến triển rất tốt. Nhiều con cần phải 2 tháng nó mới chịu trường và mở mỏ ra hót đấu được.


5. Chế độ dinh dưỡng sau khi đi trường

Dợt chim ở trường đòi hỏi các bạn cần phải kiên trì và không được nôn nóng. Một con chim chào mào hay hoặc dở thì khi ra trường buộc nó phải chơi, hôm nay không chơi thì mai chơi, mai không chơi thì  hôm sau chơi, tháng này không chơi thì tháng sau buộc phải chơi. Có rất nhiều anh em nghệ nhân đã tốn thời gian rất nhiều, thậm chí phải tính bằng năm thì con  nó mới chịu và chơi trường. Nhưng đến lúc nó chơi thì mọi người phải ngước nhìn vì quá đẳng cấp. Không phụ lòng của chủ nhân nó đã tốn kém thời gian dãi dợt.

Sau khi đi trường trại về thì ít nhiều em nó sẽ mất sức bởi vì ra trường phải hót đấu với rất nhiều chim lạ nên em nó mất sức là điều đương nhiên. Nên sau khi đi trường trại về các bạn treo chim ở nơi yên tĩnh cho nó nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, và tắm táp cho em nó đầy đủ, sau khi tắm xong thì bổ sung  hoa quả trái cây cho chào mào và vài con cào cào để em nó lên tinh thần và nhanh hồi phục nhé.


Dưới đây là video màn song đấu kinh điển của 2 chú chim chào mào rất hay.


Tổng hợp tiếng chim chào mào hót hay được chọn lọc

Facebook Comments
Blogger Comments